Việc làm Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu, Nhân viên kinh doanh chuyển phát nhanh . Từ  những nhà tuyển dụng hàng đầu đang được đăng tuyển. Tìm việc và cùng ứng tuyển ngay hôm nay!

Chứng từ xuất nhập khẩu tại TPHCM là làm gì

Bộ chứng từ xuất nhập khẩu bao gồm những giấy tờ cần thiết

Bộ chứng từ xuất nhập khẩu bao gồm những giấy tờ cần thiết để hoàn thành việc xuất hay nhập khẩu một lô hàng.

Có những chứng từ do phía xuất khẩu làm (invoice, packing list, CO…), hay do người nhập làm (L/C). Hoặc cả 2 bên làm (hợp đồng, tờ khai)… Do vậy, tùy vào vai trò bạn là người bán hay người mua hàng, mà việc chuẩn bị chứng từ có điều khác nhau.

Cũng cần lưu ý, bộ chứng từ xuất nhập khẩu không hoàn toàn giống với bộ hồ sơ hải quan. Thông thường, hồ sơ hải quan (hàng thương mại) sẽ gồm tờ khai hải quan. Thêm một số chứng từ xuất nhập khẩu như: hợp đồng, invoice, Packing List, C/O…

Xem thêm: Tuyển dụng sales logistics hà nội tìm hiểu ngay chi tiết

Chứng từ bắt buộc

Đây là những giấy tờ tài liệu mà gần như bắt buộc phải có với tất cả các lô hàng.

  • Hợp đồng thương mại (Sales Contract) là văn bản thỏa thuận giữa người mua và người bán về các nội dung liên quan: thông tin người mua & người bán, thông tin hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng, thanh toán v.v…
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): chứng từ do người xuất khẩu phát hành để đòi tiền người mua cho lô hàng đã bán theo thỏa thuận trong hợp đồng. Chức năng chính của hóa đơn là chứng từ thanh toán, nên cần thể hiện rõ những nội dung như: đơn giá, tổng số tiền, phương thức thanh toán, thông tin ngân hàng người hưởng lợi… Đây là loại phổ biến nhất trong số các loại hóa đơn dùng trong mua bán quốc tế.
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List): là loại chứng từ thể hiện cách thức đóng gói của lô hàng. Qua đó, người đọc có thể biết lô hàng có bao nhiêu kiện, trọng lượng và dung tích thế nào…
  • Vận đơn (Bill of Lading): Là chứng từ xác nhận việc hàng hóa xếp lên phương tiện vận tải (tàu biển hoặc máy bay). Với vận đơn đường biển gốc, nó còn có chức năng sở hữu với hàng hóa ghi trên đó.
  • Tờ khai hải quan (Customs Declaration): chứng từ kê khai hàng hóa xuất nhập khẩu với cơ quan hải quan để hàng đủ điều kiện để xuất khẩu hoặc nhập khẩu vào một quốc gia.

Xem thêm: tuyển dụng nhân viên xuất nhập khẩu

 

làm chứng từ xuất nhập khẩu và thủ tục hải quan

Kinh tế ngày càng phát triển, việc vận chuyển và giao thương hàng hóa giữa các quốc gia. Với nhau ngày càng được chú trọng. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải nắm rõ các quy định quan trọng về bộ chứng từ xuất nhập khẩu. Để tiến hành thực hiện theo đúng hướng dẫn từ các cơ quan ban hành.

việc làm việc làm chứng từ xuất nhập khẩu tại TPHCM

Bước 1: Chuẩn bị bộ chứng từ xuất nhập khẩu hàng

Trước khi làm thủ tục hải quan để xuất nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp cần phải in. Điền đầy đủ thông tin vào các loại giấy tờ có trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu, bao gồm:

  • Hóa đơn thương mại
  • Hợp đồng thương mại
  • Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Vận đơn
  • Tờ khai hải quan

Xem thêm: nhân viên sales xuất nhập khẩu

Lưu ý,

trong quá trình điền thông tin, doanh nghiệp nên kiểm tra, chỉnh sửa những chỗ chưa hợp lý về hình thức trình bày, lỗi đánh máy, phông chữ,… để văn bản có hiệu lực thực thi và có giá trị với pháp luật.

Hiện nay, hình thức khai báo trực tuyến đã được đưa vào hoạt động. Nhờ vậy doanh nghiệp không cần tốn chi phí để gửi và chuyển phát bộ chứng từ tới cơ quan hải quan. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đăng ký và mua chữ ký số để có thể gửi trực tiếp. Việc mua chữ ký số đôi khi khá rườm rà và mất thời gian.

Do đó, nếu không muốn gặp rắc rối về loại chữ ký này. Doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ làm xuất nhập khẩu trọn gói. Các dịch vụ này sẽ giúp quá trình đăng ký của doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng và đơn giản.

Bước 2: Cài đặt phần mềm kê khai hải quan VNACCS

Doanh nghiệp có thể cài đặt phần mềm kê khai hải quan của các công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam hiện nay như FPT, Thái Sơn, TS24,…

Bước 3: Đăng ký kiểm tra chuyên ngành (nếu có)

Nếu hàng hóa nằm trong danh sách hàng xuất nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành. Doanh nghiệp cần phải bổ sung hồ sơ và khai báo với cơ quan kiểm tra theo quy định. Ngược lại, doanh nghiệp có thể bỏ qua bước này.

Doanh nghiệp có thể tìm thấy quy định quan trọng liên quan đến danh mục hàng hóa. Phải kiểm tra chất lượng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải. Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Y Tế,…

Xem thêm: tuyển dụng ngành logistics

Bước 4: Khai và truyền tờ khai hải quan

Doanh nghiệp sử dụng phần mềm khai hải quan đã cài đặt. Nhập các thông tin và số liệu lô hàng, sau đó xem hướng dẫn cách lên tờ khai của công ty. Cung cấp phần mềm để thực hiện.

Bước 5: Lệnh giao hàng 

Đây là loại chứng từ mà công ty vận chuyển phát hành để lưu giữ hàng hóa và giao hàng cho người nhận. Loại chứng từ này giữ vai trò quan trọng trong thủ tục kiểm tra hàng hóa. Chuyển hàng và lấy mẫu kiểm tra chuyên ngành ở cảng.

Bước 6: Chuẩn bị bộ hồ sơ

Tùy theo luồng tờ khai mà chứng từ cần chuẩn bị cũng khác nhau, bao gồm:

  • Tờ khai luồng xanh: Hồ sơ đã thông quan, chỉ cần nộp thuế và đến hải quan giám sát để làm nốt thủ tục.
  • Tờ khai luồng vàng: Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ hàng hóa nhập khẩu để hải quan kiểm tra. Nguyên tắc là chứng từ càng đầy đủ, hợp lệ thì quá trình làm thủ tục diễn ra càng thuận lợi.
  • Tờ khai luồng đỏ: Hải quan kiểm tra giấy tờ (hồ sơ giống như tờ khai luồng vàng), sau đó kiểm tra hàng hóa thực tế.

Bước 7: Làm thủ tục hải quan

Ở bước này, doanh nghiệp cũng theo chỉ dẫn của tờ khai luồng mà làm các công việc tương ứng. Dù là công đoạn cuối cùng nhưng bước này diễn ra khá phức tạp, gây tốn thời gian cho cả đơn vị xuất nhập khẩu hàng hóa cũng như đơn vị hải quan. Để có thể tiết kiệm thời gian cũng như chi phí một cách tối ưu nhất, doanh nghiệp nên sử dụng các dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu HCM từ các đơn vị logistics.

Xem thêm: công ty logistics tuyển dụng kế toán

Việc làm chứng từ xuất nhập khẩu tại TPHCM – Chứng từ thường có

Những chứng từ dưới đây có thể có hoặc không, tùy theo trường hợp thực tế của hợp đồng thương mại.

 

  • Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice): Là chứng từ xác nhận về lô hàng và số tiền cần thanh toán, nhưng không phải để đòi tiền
  • Tín dụng thư (L/C): thư do ngân hàng viết theo yêu cầu của người nhập khẩu, trong đó cam kết trả tiền cho người xuất khẩu trong một thời gian nhất định, nếu người xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ hợp lệ.
  • Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate): bao gồm đơn bảo hiểm, và giấy chứng nhận bảo hiểm. Tùy theo điều kiện cơ sở giao hàng.  mà việc mua bảo hiểm do người bán hay người mua đảm nhiệm. Thực tế, nhiều chủ hàng không mua bảo hiểm, để tiết kiệm chi phí.
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): là chứng từ cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào. Điều này quan trọng với chủ hàng, khi C/O giúp họ được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt, hay được giảm thuế.

Xem thêm: tuyển dụng chuyên viên xuất nhập khẩu

Gợi ý công việc tại Golden Careers – việc làm chứng từ xuất nhập khẩu tại TPHCM

Golden Careers, với đội ngũ trẻ trung, nhiệt huyết và đầy khát vọng.

Đang nỗ lực không ngừng để xây dựng nên nền tảng cung cấp việc làm và tuyển dụng hiệu quả số 1 tại Việt Nam. Chúng tôi đang quyết tâm hết sức mình để đóng góp cho sự tiến bộ và phát triển của thị trường nhân lực Việt Nam.

ĐỂ xem thêm các thông tin tuyển dụng tại các ngành nghề vui lòng truy cập tại trang web Golden Careers của chúng tôi ban nhé!

Xem thêm: Tuyển dụng sales logistics – Tìm hiểu ngay vị trí này

Thể Loại: Tin mới lạ