Xuất nhập khẩu là một trong những ngành nghề có mức lương cao nhất trên thị trường lao động hiện nay. Tuy nhiên, ngành xuất nhập khẩu có những vị trí nào? Có phải ai cũng làm được xuất nhập khẩu? Hãy cùng GOLDEN CAREERS VIỆT NAM tìm hiểu trong bài viết Ngành xuất nhập khẩu: Hướng đi, cơ hội và thách thức nhé.

>>> Xem thêm Tuyển dụng việc làm xuất nhập khẩu lương cao

Xuất nhập khẩu là một hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Xuất nhập khẩu chỉ hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài, giúp mở rộng thị trường và đảm bảo lưu thông hàng hóa. Ngành này cũng góp một phần không nhỏ trong việc thúc đẩy nền kinh tế trong nước và xây dựng mối quan hệ đối tác toàn diện với các nước khác trong khu vực và trên thế giới.

>>> Việc làm Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu

1. Tiềm năng phát triển ngành xuất nhập khẩu tại Việt Nam

Chi phí ngày càng cao đã khiến cho Trung Quốc không còn là điểm đến yêu thích của nhiều doanh nghiệp quốc tế. Thay vào đó, họ lựa chọn Việt Nam. Các con số thống kê gần đây đã cho thấy số lượng đơn hàng chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam đã tăng cao đáng kể. Số lượng các doanh nghiệp di chuyển nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam cũng ngày càng nhiều để hạn chế các chi phí quá đắt đỏ và thủ tục pháp lý ngày càng phức tạp tại đất nước này.
Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, cùng với việc Việt Nam phê chuẩn hiệp định CPTPP và việc ký kết hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU đã mang lại cho nước ta cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài và nhiều doanh nghiệp quốc tế hơn. Nhờ có vị trí chiến lược trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã trở thành một trung tâm xuất nhập khẩu để các doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới tiếp cận thị trường Asean.
So với các nước đang phát triển khác trong khu vực, Việt Nam nổi lên như là một sự lựa chọn hàng đầu về nguồn nguyên liệu giá rẻ và chi phí sản xuất thấp. Chi phí lao động ở Việt Nam cũng chỉ bằng 1⁄2 Trung Quốc và khoảng 40% chi phí tại các nước Thái Lan và Phillipines. Lực lượng lao động Việt Nam cũng ngày càng được trẻ hóa và có trình độ chuyên môn ngày càng cao.

>>> Tuyển dụng Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu lương cao

Việt Nam cũng đang không ngừng đàm phán các hiệp định đối tác kinh tế toàn diện trong khu vực. Một khi những hiệp định này có hiệu lực, hàng Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận với nhiều thị trường lớn trên thế giới với mức thuế tương đối thấp.
Về mặt pháp lý, Việt Nam ngày càng trở nên thân thiện hơn với các nhà đầu tư quốc tế. Những năm gần đây, Chính phủ đã thực hiện nhiều quyết sách để cải cách toàn ngành tài chính, hợp lý hóa các quy định kinh doanh và không ngừng nâng cao chất lượng lao động. Tất cả những điều này đã tạo điều kiện cho ngành xuất nhập khẩu của Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới và tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.

>>> Xem thêm Tuyển dụng kế toán xuất nhập khẩu đi làm ngay

2. Nhu cầu tuyển dụng ngành xuất nhập khẩu

Cùng với rất nhiều ngành nghề khác, xuất nhập khẩu cũng được liệt kê trong danh sách những ngành nghề khát nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngày càng có nhiều trường Đại học/Cao đẳng đào tạo chuyên ngành xuất nhập khẩu; tuy nhiên, con số sinh viên tốt nghiệp ra trường vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Điều này đã tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên sắp tốt nghiệp ngành xuất nhập khẩu cũng như những người muốn chuyển hướng sự nghiệp của mình sang ngành này.

>> Tuyển dụng việc làm trưởng phòng xuất nhập khẩu lương cao
Ngành xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt giá trị gần 4000 tỷ USD trong vòng 20 năm qua. Mục tiêu trở thành nước xuất siêu 5 năm liên tiếp vào năm 2020 với giá trị xuất khẩu đạt 300 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt trên 15% và hứa hẹn sẽ còn tăng cao hơn nữa trong thời gian tới nếu có những chính sách và định hướng đúng đắn.
Sự phát triển nhanh và mạnh như vậy đã khiến cho nhu cầu về nguồn nhân lực ngày càng lớn, chủ yếu là nhân lực chất lượng cao. Nhu cầu tuyển dụng toàn ngành xuất nhập khẩu dự báo sẽ tăng hơn 12 triệu người. Trong khi đó, tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các nhóm ngành xuất nhập khẩu – logistics vẫn thiếu hụt đến 80% nhu cầu lao động chất lượng cao, tương đương với khoảng 25,000 vị trí việc làm mỗi năm.

>>> Tìm hiểu Nhân viên Sale xuất nhập khẩu hấp dẫn

3. Các vị trí việc làm ngành xuất nhập khẩu

  • Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu (Sales Export): Đây là một trong những vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trong ngành xuất nhập khẩu. Sales export là người tìm kiếm khách hàng quốc tế, liên lạc với các forwarder để tìm hiểu dịch vụ vận tải, chốt đơn và tạo hợp đồng cho khách hàng cũng như duy trì quan hệ kinh doanh với khách hàng mục tiêu.
Việc làm Nhân Viên Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu
  • Nhân viên thu mua (Purchaser): Purchaser là người tìm nhà cung cấp để thu mua nguyên liệu chất lượng cao với một mức giá phải chăng; chốt hợp đồng mua hàng cho công ty; giám sát quá trình mua hàng và thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế.
Việc làm Nhân Viên Thu Mua
  • Chuyên viên thanh toán quốc tế (Trade officer): Hỗ trợ khách hàng thực hiện các thao tác thanh toán quốc tế và kiểm tra tính hợp lệ của các bộ chứng từ.
Việc làm chuyên viên thanh toán quốc tế
  • Nhân viên chứng từ (Documentation Staff): Là người hoàn thiện các bộ hồ sư, chứng từ xuất nhập khẩu; đàm phán các điều khoản hợp đồng với khách hàng; soạn thảo bill tàu, invoice, packing list;….
Việc làm Nhân Viên Chứng Từ
  • Nhân viên chăm sóc khách hàng (Customer support): Các công việc của bộ phận chăm sóc khách hàng bao gồm làm việc với đại lý nước ngoài để tìm hiểu giá cước; lấy booking; kiểm tra tiến độ bốc dỡ hàng hóa; cập nhật trình trạng của các lô hàng; hỗ trợ nhân viên chứng từ;….
Việc làm Nhân Viên Chăm Sóc Khách Hàng
  • Nhân viên giao nhận/hiện trường (Operational staff): Nhân viên giao nhận sẽ lấy chứng từ từ bộ phận kinh doanh hoặc chứng từ để nộp thuế xuất hàng đi; nhận hàng tại các cảng; phân loại hàng hóa đã nhận;….
Việc làm Nhân Viên Giao Nhận
  • Nhân viên điều vận (Coordinator): Coordinator là người điều hành xe đến/đi để bốc/dỡ hàng hóa tại các cảng, đảm bảo việc vận chuyển được thuận lợi; đồng thời, xử lý các phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
Việc làm Nhân Viên Điều Vận
  • Nhân viên hải quan (Customs officer): Là người đại diện nhà nước quản lý các thủ tục hải quan, giám sát hàng hóa, thuế xuất nhập khẩu,….
Việc làm nhân viên hải quan
  • Nhân viên tại các văn phòng công ty đa quốc gia: Đảm nhiệm công việc giao dịch và chuyển giao chứng từ, thông tin giữa hai bên mua và bán.

Ngoài ra còn rất nhiều những vị trí khác như nhân viên hiện trường. Đây cũng là một trong số những vị trí quan trọng cho ngành xuất nhập khẩu. Mọi vấn đề ngoại hiện trường, kho hàng bến bãi đều được nhân viên hiện trường giải quyết với trình độc chuyên môn của bản thân.

>>> Xem thêm Việc làm xuất nhập khẩu TPHCM cho mọi người

4. Mức lương ngành xuất nhập khẩu

>>> Tuyển dụng việc làm xuất nhập khẩu tại Hà Nội

Trong xu thế toàn cầu hóa, xuất nhập khẩu là một trong những ngành nghề quan trọng nhất, chính vì thế mà mức lương và chế độ đãi ngộ cho các vị trí công việc trong ngành này cũng rất cao. Thông thường, đối với một nhân viên có ít hoặc chưa có kinh nghiệm thì mức lương sẽ dao động trong khoảng 5 – 9 triệu đồng/tháng, những người có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên thì lương khoảng 12 – 14 triệu đồng/tháng. Còn đối với các vị trí quản lý thì mức lương thường cao gấp 2 – 3 lần, thậm chí còn được tính bằng USD.
Cũng tùy theo từng vị trí khác nhau mà mức lương ngành xuất nhập khẩu sẽ khác nhau. Ví dụ, mức lương trung bình các vị trí công việc trong ngành xuất nhập khẩu được thống kê như sau:

  • Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu (Sales Export): 7,9 – 13,9 triệu đồng/tháng.
  • Nhân viên thu mua (Purchaser): 6,7 – 10,1 triệu đồng/tháng.
  • Chuyên viên thanh toán quốc tế (Trade officer): 7 – 10 triệu đồng/tháng.
  • Nhân viên chứng từ (Documentation Staff): 7 – 10 triệu đồng/tháng.
  • Nhân viên chăm sóc khách hàng (Customer support): 6 – 9 triệu đồng/tháng.
  • Nhân viên giao nhận/hiện trường (Operational staff): 5 – 8,5 triệu đồng/tháng.
  • Nhân viên điều vận (Coordinator): 5,7 – 8 triệu đồng/tháng.
  • Nhân viên hải quan (Customs officer): Khoảng 7,2 triệu đồng/tháng.
  • >>> Tuyển dụng việc làm Nhân viên xuất nhập khẩu tiếng Trung

5. Cơ hội thăng tiến và tăng thu nhập

Mức lương của nhân viên xuất nhập khẩu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, thưởng KPI, phụ cấp công việc,… Do đó, có rất nhiều cách khác nhau để nhân viên xuất nhập khẩu nâng cao thu nhập của mình như tích lũy nhiều kinh nghiệm làm việc, làm thêm ngoài giờ để được thưởng KPI,…
Phấn đấu để được thăng chức lên cấp trưởng phòng hay quản lý cũng là một điều kiện cần thiết để được tăng lương. Ví dụ, lương nhân viên xuất nhập khẩu trung bình chỉ khoảng 9 triệu đồng/tháng nhưng lương trưởng phòng xuất nhập khẩu đã lên tới 19 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, mức lương quản lý (manager) trong ngành xuất nhập khẩu – logistics có thể lên đến 1000 – 4000 USD (khoảng 23 – 92 triệu đồng/tháng). Tuy nhiên, để có được mức lương này, người lao động ngoài kiến thức và kỹ năng chuyên môn còn cần phải có khả năng ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh) lưu loát.

6. Thời gian thử việc ngành xuất nhập khẩu

Đối với những người làm việc trong ngành xuất nhập khẩu, thời gian thử việc thường là 1 – 2 tháng với mức lương 80 – 85% lương cơ bản và chỉ thử việc một lần. Tuy nhiên, khoảng thời gian này có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp.
Ngoài ra, thị trường ngành xuất nhập khẩu hiện nay cũng rất tiềm năng đối với những người giỏi ngoại ngữ nhưng không có hoặc có rất ít chuyên môn về xuất nhập khẩu. Đối với những người này, thời gian thử việc sẽ dài hơn. Họ thậm chí sẽ phải trải qua thời gian học việc không lương trước khi vào thử việc bởi sẽ cần phải được đào tạo rất nhiều kiến thức và kỹ năng mới.

>>> Tuyển dụng việc làm Nhân viên xuất nhập khẩu tiếng Anh

7. Thách thức khi theo đuổi ngành xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu là một công việc lương cao; tuy nhiên, cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Trong đó, phải kể đến những vấn đề như:

  • Địa điểm làm việc không cố định: Nhân viên ngành xuất nhập khẩu có thể làm việc ở bất cứ đâu, từ văn phòng công ty cho tới các cảng biển, cảng hàng không, cục hải quan,… Điều này cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ phải di chuyển rất nhiều.
  • Áp lực công việc lớn: Nhân viên xuất nhập khẩu sẽ thường xuyên phải làm việc thêm giờ, xử lý các tình huống phát sinh ngoài ý muốn và phải theo sát từng bước trong quá trình vận chuyển hàng hóa để đảm bảo không xảy ra sự cố gì trong quá trình vận chuyển dẫn đến kết quả không mong muốn.
  • Thiếu nhân lực: Đây có lẽ là tình trạng chung và là thách thức của toàn ngành xuất nhập khẩu chứ không chỉ riêng những người nhân viên. Khi công việc thì quá nhiều mà người làm thì quá ít, nhân viên xuất nhập khẩu sẽ phải đảm nhiệm cùng lúc nhiều công việc, thường xuyên làm thêm giờ,… Điều này về lâu về dài có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, stress và nhiều khi là những sai sót không đáng có trong công việc.
  • >>> Tìm hiểu việc làm Chứng từ xuất nhập khẩu tại TPHCM

Qua việc tìm hiểu về những cơ hội và thách thức của việc làm ngành xuất nhập khẩu, bạn đọc hãy cân nhắc để có quyết định sự nghiệp sáng suốt. Dù theo đuổi vị trí nào trong lĩnh vực này thì trau dồi kỹ năng và kinh nghiệm là việc làm cần thiết để bạn hoàn thành tốt công việc được giao. Nếu chưa biết cách tạo CV xin việc nhân viên xuất nhập khẩu với nhiều mẫu mã ấn tượng thì tìm hiểu ngay trên GOLDEN CAREERS VIỆT NAM để chinh phục nhà tuyển dụng dễ dàng nhất nhé.

>>>> Xem thêm Ngành xuất nhập khẩu thi khối nào?

CÔNG TY CỔ PHẦN GOLDEN CAREERS VIỆT NAM
Địa chỉ:  Tòa nhà TXT Building, Số 10 Ngõ 1 Phố Bùi Huy Bích, P.Hoàng Liệt, Q.Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại: 0243 2 171 332                Hotline0866 21 0618             Email : info@goldencareers.vn