Nếu có ai hỏi rằng trong số các loại rượu vang danh tiếng vùng Bordeaux, có loại nào không được xếp vào Danh mục 1855 thì chắc không ít người sẽ nói rằng đó là rượu Pétrus (nhiều người, không biết vô tình hay hữu ý, đã cho thêm chữ “Lâu đài-Château” vào tên rượu, nhưng đúng ra tên rượu vang ý nhập khẩu chỉ là “Pétrus”, mộc mạc, chân tình!
So với các rượu Bordeaux nổi tiếng khác, Pétrus là một ngoại lệ ở chỗ đây là rượu có nguồn gốc xuất xứ được xác định (AOC) vùng Pomerol và cũng chưa từng được xếp hạng trong Danh mục 1855.


Pétrus, với 11,5 héc ta đất trồng nho, cũng hết sức đặc biệt ở chỗ các ruộng nho của lãnh địa này nằm trên một tầng đất sét xanh và đất pha chất sắt (Crasse de fer) rất dầy. Nho được trồng với mật độ 6500 gốc trên 1 héc ta, với sản lượng trung bình của toàn lãnh địa 30.000-45.000 chai rượu vang/năm. Thành phần rượu Pétrus gồm 95% giống nho Merlot và 5% Cabernet Franc. Nho được tỉa lá và hái bớt quả vào mùa hè, sau đó được hái kỹ lưỡng bằng tay trong mùa thu hoạch. Cách làm rượu vang Nhật Bản cũng rất đặc biệt, có xu hướng thủ công, lỗi thời theo cách suy nghĩ của những người cấp tiến: nho hái ở mỗi thửa ruộng được đưa vào ủ và chờ lên men trong từng bồn chứa bê tông quét sơn thực phẩm riêng rẽ. Sau đó, nước nho đã lên men được đưa vào các thùng gỗ sồi mới và được nuôi từ 20 đến 22 tháng trước khi đem ra đóng chai. Pétrus bắt nguồn từ chữ la tinh Poma, có nghĩa là « quả có hột ».
Sau đây là bảng xếp hạng (không chính thức) của rượu vang vùng Pomerol :
1- Pétrus,
2- Château l’Evangile,
3- Château La Conseillante,
4- Château Trotanoy-Vieux
5- Château Certan,
6- Château Beauregard,
7- Château Certan Giraud,
8- Château Certan –De-May,
9- Château Certan-De-Gay,
10- Château l’Eglise-Clinet,
11- Château Gazin,
12- Château La Fleur-Pétrus,
13- Château Latour-à-Pomerol,
14- Château Nenin,
15- Château René,
16- Château de Salles,
17- Château Lafleur-Gazin,
18- Château Clinet.